Chắc hẳn các bạn đã nghe qua rất nhiều về sơn tĩnh điện. Thường sẽ bắt gặp nhiều trong các thiết bị máy móc trong gia đình hoặc thiết bị công nghiệp trong sản xuất. Điển hình là các vật dụng hằng ngày như: Cửa nhôm, võng xếp, máy giặt, máy tính, đồ nội thất,… Dẫu biết ứng dụng nhiều như vậy nhưng hầu như chúng ta vẫn không hiểu hết ý nghĩa của việc sơn tĩnh điện làm gì? Và chúng có gì khác biệt với lớp sơn thông thường. Và để làm rõ vấn đề này hơn, Namwindows xin mời quý khách hàng đọc ngay bài viết sau để nắm rõ thông tin về công nghệ sơn hiện đại này hơn.
Sơn tĩnh điện là gì?
Là một công nghệ sơn hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Công nghệ này hoạt động trên nền tảng dựa trên nguyên lý điện tử để tạo sự bám dính cho màng sơn. Hiểu một cách cụ thể hơn đó là: Bột sơn tĩnh điện mang điện tích (+) sẽ được phun sơn và bám dính lên bề mặt kim loại mang điện tích (-). Đó cũng là lý do giải thích vì sao lớp sơn bề mặt luôn đồng đều và bám dính chặt chẽ đến như vậy.
Sơn tĩnh điện = Bột sơn tĩnh điện (+) kết hợp với bề mặt tích điện (-)
Sơn tĩnh điện có mấy loại?
Hiện nay công nghệ sơn tiên tiến hiện đại này có 2 loại đó là:
- Công nghệ sơn chất lỏng: Sử dụng dung môi dùng làm sơn cho gỗ, kim loại, nhựa…
- Công nghệ sơn tĩnh điện (khô): Được dùng làm sơn cho bề mặt kim loại như sắt, thép, nhôm, inox…
Sơn tĩnh điện khác gì với sơn thông thường?
Ứng dụng của công nghệ sơn tĩnh điện
Công nghệ này đã được ứng dụng nhiều và hầu hết vào các ngành hàng không, điện tử máy móc, dân dụng và đặc biệt là ngành cửa nhôm kính. Nếu như lúc trước mọi người chỉ ưa chuộng và sử dụng cửa sắt. Thì hiện nay hầu hết các loại nhôm làm cửa đều đã được trang bị lớp sơn tiên tiến này.
Và nhờ vào công nghệ này nên hầu hết các bộ cửa nhôm đều mang màu sắc bóng láng, đẹp và bền màu tốt trong khoảng thời gian đến 15, 20 năm. Các loại nhôm sơn tĩnh điện phổ biến hiện nay phải nhắc đến: Cửa nhôm Việt Pháp, Cửa nhôm Topal, cửa nhôm Xingfa,… đều sử dụng công nghệ sơn tiên tiến này.
Quy trình phun sơn tĩnh điện
Các bước quy trình phun tĩnh điện cần được áp dụng lần lượt như sau:
- Thứ 1. Xử lý bề mặt (Bề mặt phải được làm sạch trước khi phun sơn)
- Thứ 2. Hấp (Bề mặt phải được hấp khô trước khi sơn)
- Thứ 3. Phun sơn tĩnh điện (Sử dụng súng sơn phun lên bề mặt, cần lưu ý về lượng bột sơn và điều chỉnh chế độ phun sơn sao cho phù hợp)
- Thứ 4. Sấy (Sau khi sơn, vật phẩm phải được đưa vào buồng sấy ở nhiệt độ 150oC – 200oC, thời gian sấy 10 – 15 phút)
- Thứ 5. Nghiệm thu và đánh giá rồi đóng gói thành phẩm.
Những lợi ích khi ứng dụng sơn tĩnh điện
Thay vì sử dụng sơn thông thường sẽ khiến sản phẩm rít, không trơn bóng mà lại có mùi hôi đặc trưng. Thì với phun bột tĩnh điện này, chúng hoàn toàn không gây ra những vấn đề trên.
- Giúp bề mặt sản phẩm có tuổi thọ và độ bóng, độ bền màu cao và tốt.
- An toàn và thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người dùng.
- Giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, không sợ bong tróc, xuống cấp như phun sơn thông thường.
Do những đặc trưng nổi bật trên mà hầu hết các loại cửa nhôm hiện này đều ứng dụng công nghệ tiên tiến này. Đem đến bộ cửa có độ bền màu tốt, chống chịu thời gian và nhiệt độ dù khắc nghiệt hay mưa bão cũng đều tốt.