Kính Phản Quang – Kính Cách Nhiệt Tốt Cho Mọi Công Trình

Namwindows – Nhà cung ứng tổng thể cửa đi, cửa sổ từ chất liệu nhôm, nhựa uPVC, nhựa ABS, nhựa Composite . Với slogan “Mang cửa đẹp – Chất lượng – Giá tốt đến mọi công trình”. Cam kết đem đến những bộ sản phẩm hoàn toàn chất lượng đến với khách hàng.

Hôm nay, Namwindows sẽ giới thiệu đến các bạn một sản phẩm kính cực kì đặc biệt. Có thể ứng dụng với cửa nhôm để tăng giảm độ chói sáng. Ngăn chặn tia UV gây hại cho sức khỏe và luôn giữ cho nhiệt độ phòng luôn ổn định mà vẫn đảm bảo độ sáng, độ thấu quang. Đó chính là kính phản quang cao cấp mọi người thường thấy tại: Các công trình nhà ở, công ty, văn phòng, tòa nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng,…

Kính phản quang
Kính phản quang

Kính phản quang là gì?

Đặc điểm

Kính phản quang là loại kính được phủ lên 1 lớp oxit kim loại và lớp oxit này sẽ giúp ngăn cản tia UV, cách âm, cách nhiệt tốt hơn. Làm giảm độ chói sáng cũng như sự truyền nhiệt vào nhà hơn. Đa dạng về chủng loại, nhiều màu sắc (xanh lá, xanh dương, xám,…) có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Kính phản quang
Kính phản quang chống nắng, chống tia UV gây hại sức khỏe cho con người

Ứng dụng

  • Đối với các công trình nhà cửa như: Vách kính, cửa sổ, mái vòm,…
  • Đối với các công trình thương mại như: Văn phòng, khách sạn, công ty, trung tâm mua sắm,…

Xem thêm: Nên lắp loại kính nào cho cửa nhôm xingfa?

Ứng dụng kính phản quang trong các công trình
Ứng dụng kính phản quang trong các công trình

Phân loại kính phản quang

Nhiệt phân (Kính phản quang cứng)

Là phương pháp áp dụng quá trình tôi luyện kính tạo thành. Lớp phủ hợp nhất trong kính được tôi luyện kính ở nhiệt độ 120 độ C. Giúp tạo ra lớp kính phản quang có độ bền vĩnh viễn, sử dụng như các loại kính thông thường: Giá cường, cắt, nhiệt và uốn cong,…

Phủ chân không (Kính phản quang phủ mềm)

Là phương pháp phản ứng dây truyền trong lò chân không, kính sẽ được phủ lên bề mặt 1 lượng vừa đủ kim loại phủ. Nếu xét về độ bền cũng như giá thành thì kính phán quang phủ mềm sẽ kém và rẻ hơn rất nhiều bởi chúng kém bền dễ xước và bong tróc hơn. Và loại kính này không thể gia công nhiệt hay cắt gọt như loại nhiệt phân.

Cách nhận biết kính phản quang

Kính phản quang chỉ phủ 1 lớp phản quang còn mặt còn lại thì không được phủ nên có thể nhận biết bằng mắt thường:

Cách thứ 1: Sờ tay lên thử 2 mặt kính. Nếu mặt kính nào để lại dấu vân tay rõ nét vs khó lau sạch bằng tay không thì lớp đó là lớp được phủ phản quang.

Cách thứ 2: Chúng ta soi một ngọn lửa trước tấm kính. Nếu mặt kính nào cho hình ảnh (như trong gương) có 2 hình ảnh của ngọn lửa. Thì mặt sau đích thị là lớp kính phản quang.

Kính phản quang
Có 2 cách để nhận biết kính phản quang: Sờ tay vào mặt kính và soi ngọn lửa trước tấm kính.

Hình ảnh kính phản quang

Vách kính phản quang
Vách kính phản quang cho khách sạn, nhà nghỉ, công ty, trung tâm thương mại,…
Mặt dụng kính phản quang
Mặt dụng kính phản quang cho công ty, văn phòng, tòa nhà building,…
Cửa nhôm kính phản quang
Cửa nhôm kính phản quang cho nhà ở

Xem thêm: Tìm hiểu về cửa nhôm kính phản quang

Những lưu ý về kính phản quang

Sau đây là 1 số lưu ý khi sử dụng kính phản quang mà bạn cần biết. Tránh tình trạng hư hao, gây kính vỡ bởi 1 trong những lưu ý sau:

  • Sử dụng kính phản quang cứng cho công trình mặt dựng. Còn đối với kính phản quang phủ mềm thì bề mặt phản quang của kính nên quay vào bên trong.
  • Hạn chế sử dụng kính phản quang ở những nơi mật độ đông người qua lại bởi kính sẽ dễ bị trầy xước lên mặt phản quang và sẽ ảnh hướng đến tác dụng của kính.
  • Không lắp đặt kính phản quang ở các góc cạnh bị hỏng.
  • Không nên đặt đồ đạc gần trực tiếp với kính phản quang vì kính sẽ có thể làm hỏng đồ đạc.
  • Tuyệt đối không sơn phết hoặc dán giấy, bất kì gì lên mặt kính.

Trên đây là 1 số thông tin về sản phẩm kính phản quang – Loại kính cách nhiệt, cách âm cao cấp mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và sẽ giúp các bạn chọn lựa kính phù hợp hơn với công trình. Cũng như tận dụng ưu điểm của chúng để ứng dụng hiệu quả hơn cho không gian văn phòng, nhà ở, làm việc của mình.