Thông thường cửa nhôm trước khi làm sẽ là những thanh nhôm định hình dài và thẳng. Để làm được thành bộ cửa thì những thanh nhôm này được cắt ra và liên kết với nhau. Vậy thì những thanh nhôm này được liên kết như thế nào?, liên kết với nhau bằng cái gì?. Và để các bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề trong liên kết tạo thành bộ cửa nhôm. Namwindows sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc và kèm theo một số tư vấn cho các bạn.
Tại sao cửa nhôm lại cần phải có liên kết?
Trước khi hình thành một bộ cửa nhôm, thì những thanh cánh, khung bao sẽ là một thanh nhôm dài. Sau đó, được cắt ra theo kích thước bộ cửa cần làm, rồi tiến hành liên kết những thanh cắt ra lại với nhau để tạo thành khung bao và cánh cửa hoàn chỉnh. Nên để hình thành một bộ cửa nhôm từ những thanh nhôm nhất định phải có sự liên kết.
Thanh nhôm liên kết với nhau như thế nào?
Để liên kết các thanh nhôm lại với nhau thì có rất nhiều dạng khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào loại nhôm làm cửa, bởi vì không phải loại nào cũng dùng chung 1 dạng liên kết. Dưới đây là một số dạng liên kết các thanh nhôm lại với nhau để thành một bộ cửa.
Liên kết bằng vít
Là các thanh nhôm được liên kết với nhau bằng các con vít. Liên kết bằng các con vít thường chỉ có ở một số hệ nhôm, nhiều nhất là ở những hệ nhôm có độ dày mỏng như nhôm hệ 1000, nhôm hệ 700, nhôm hệ 500… Tại sao có liên kết bằng vít mà không phải là cái khác. Là tại vì những thanh nhôm định hình này đã được thiết kế có cấu trúc bắn vít sẵn. Bạn có thể xem hình ảnh mô tả bên dưới để hiểu rõ hơn.
Liên kết bằng ke và vít
Là sử dụng ke sau đó kết nối bằng vít hay bằng tán rivê, đây là liên kết sử dụng khá phổ biến ở một số hệ vách ngăn, mặt dựng, và ở một số loại cửa nhôm. Để sử dụng loại liên kết này, thì đầu tiên phải liên kết ke trước với một thanh nhôm bằng vít hay rivê, rồi sau đó mới liên kết một thanh nhôm khác vào cùng ke đó.
Liên kết bằng ke chuyên dụng
Ke chuyên dụng là những loại ke được sản xuất sẵn cho một số loại nhôm làm cửa. Trong đó bao gồm có ke nhảy, ke ma thuật, ke vít… Những loại ke này được thiết kế có vít điều chỉnh được độ kín khít. Liên kết của các cửa nhôm sử dụng ke chuyên dụng cũng khá đơn giản và dễ sử dụng. Chỉ cần đột dập, hoặc bấm lỗ là có thể liên kết các thanh nhôm lại với nhau bằng các loại ke này. Các bạn xem hình ảnh để thấy các liên kết của cửa nhôm bằng ke chuyên dụng.
Liên kết bằng ke và bấm góc
Khác hoàn toàn với những dạng liên kết được giới thiệu ở trên. Liên kết bằng ke và bấm góc chỉ dùng được cho các loại nhôm có độ dày từ 1.4ly trở lên. Loại liên kết này cũng sử dụng ke, nhưng không phải dùng vít để bắn. Mà sử dụng cơ chế dùng hơi ép lưỡi dao ấn vào thanh nhôm cho ăn vào ke. Liên kết này sẽ phải kết hợp thêm bơm keo để tăng cường độ chắc chắn cho góc liên kết.
Đó là một số dạng liên kết các thanh nhôm lại với nhau trong thi công sản xuất các loại cửa nhôm. Những dạng liên kết này không phải loại nhôm nào cũng ứng dụng được, mà phải phụ thuộc vào loại nhôm làm cửa. Chẳng hạn Xingfa dày 2.0ly thì phải dùng đến ép góc, còn Xingfa mà dày 1.2ly thì chỉ dùng ke chuyên dụng. Tại sao mà 1.2ly không ép góc, là bởi vì nhôm mỏng ép góc cũng không chắc chắn được.
Giải đáp một số thắc mắc về liên kết cửa nhôm
Sau đây, Namwindows sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến các vấn đề trong liên kết cửa nhôm. Bởi vì có rất nhiều khách hàng liên hệ đến chúng tôi và đều có chung những thắc mắc này.
Cửa nhôm có liên kết bằng hàn được không?
Hàn để liên kết ở nhôm thì có, nhưng đối với những thanh nhôm định hình làm cửa được làm sẵn thì không liên kết bằng hàn. Bởi vì những thanh nhôm định hình hầu như là đã được sơn sẵn, và đã có thiết kế sử dụng những liên kết khác như ke, vít. Nên cửa nhôm kính mà sử dụng thanh nhôm định hình bán sẵn sẽ không sử dụng liên kết hàn như sắt hay inox.
Trong một loại liên kết có sự khác nhau không?
Tất nhiên là có sự khác nhau, sự khác nhau ở đây bao gồm khác loại ke, kỹ thuật liên kết khác nhau… Dưới đây là một số ví dụ về sự khác nhau trong một loại liên kết.
Sự khác nhau trong liên kết bằng ke chuyên dụng
Ví dụ liên kết bằng ke nhảy, thì có loại ke dày, ke mỏng, có loại ke có vít inox, loại ke sài vít thép, có loại ke mạ niken, có loại ke không mạ…
Sự khác nhau trong liên kết ke bằng bấm góc
Thay vì bấm góc, một số nơi không đủ máy móc sẽ dùng vít để liên kết. Hay là dùng ke không đủ tiêu chuẩn, ke mỏng hơn, ke mạ Crom và ke không mạ Crom. Thêm nữa có nơi thậm chí không dùng keo bơm vào góc bấm.
Như vậy thì cùng một loại liên kết nhưng cũng có sự khác nhau về loại, kỹ thuật thi công… Tại sao lại có điều này là do cửa nhôm kính là sản phẩm thi công, quy trình sản xuất cửa nhôm cũng mỗi đơn vị cũng có sự khác nhau. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh về giá thành, nên cắt giảm công đoạn, chất lượng sẽ phải xảy ra.
Tại sao nhôm mỏng lại không bấm góc được?
Đối với nhôm mỏng cũng có thể bấm góc, tuy nhiên với nhôm mỏng thì bấm góc cũng không đảm bảo được độ chắc chắn. Do độ dày nhôm mỏng có ăn vào ke cũng không cứng hơn được so với các dạng liên kết khác. Ngoài ra, máy bấm góc được sản xuất ra cho những loại nhôm dày, muốn bấm góc phải điều chỉnh lại hơi nén cho phù hợp. Việc điều chỉnh hơi nén cho máy ép góc rất phức tạp.
Đó là một số giải đáp thắc mắc về liên kết cửa nhôm kính. Mọi thắc mắc khác và đóng góp về liên kết cho cửa nhôm kính, các bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới.