Khoan Mồi Là Gì? ⚡ Nguyên Lý Hoạt Động & 3 Phương Pháp Phổ Biến

Nhiều công trình yêu cầu phải khoan mồi trước khi ép cọc vào bê tông. Đặc biệt đối với những công trình có địa hình đất yếu như đất cát, đất hoàng thổ thì để đảm bảo độ vững chắc và an toàn cho công trình thì khoan mồi được coi là phương án thi công tối ưu nhất. Hãy cùng tìm hiểu về khoan mồi là gì? Các phương pháp khoan mồi phổ biến hiện nay là gì trong bài viết sau nhé.

Khoan mồi là gì?

Khoan mồi là phương pháp thi công sử dụng bentonite để hạn chế sập thành hố khoan. Có thể thấy, điều kiện địa chất dưới hố móng khá phức tạp,  có nhiều lớp đá cứng không ổn định. Vì vậy, để đảm bảo độ sâu cọc quy định trong thiết kế, cọc cần xuyên qua các lớp đất đá này.

Tuy nhiên, đôi khi cường độ của đá lớn hơn nhiều so với bê tông của cọc khiến cọc không thể xuyên thủng khi chịu áp lực. Để giải quyết vấn đề này người ta đã tiến hành khoan mồi trước khi thi công, đường kính lỗ khoan bằng khoảng 3/4 giới hạn cọc.

Không chỉ vậy khoan mồi còn giúp giải quyết các tác hại của việc ép cọc bê tông tới các căn hộ liền kê như khiến nền móng nhà liền kề yếu và gây nên sự đùn đất khiến nhà bên bị lún, nứt, phồng nền.

Phương pháp khoan mồi còn có nhiều tên gọi khác nhau trong giới xây dựng như khoan rút đất, khoan dẫn cọc, khoan tạo lỗ để ép cọc bê tông.

Khi nào nên sử dụng phương pháp khoan mồi?

Có thể nói, khoan dẫn cọc là phương pháp khả thi với nhiều ưu điểm vượt trội, chi phí thấp, hiệu quả cao nên giải pháp này đã dần thay thế các phương pháp truyền thống khác trong thi công nền móng công trình:

Tại nơi có vùng địa chất phức tạp

Lựa chọn phương án thi công móng phù hợp theo đặc điểm địa chất của từng khu vực. Ở những vùng đất cát, đất dẻo, đất hoàng thổ và những nơi có địa chất phức tạp… khi các phương án thi công khác không thể thực hiện được thì khoan mồi là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Do lớ địa chất này nên các biện pháp khác sẽ không xuyên qua được lớp đất trong quá trình đóng cọc sẽ gây ra hiện tượng chối giả. Vì vậy, phương pháp khoan dẫn cọc được sử dụng nhằm hạn chế tối đa việc xảy ra các hiện tượng trên và đảm bảo quá trình thi công được diễn ra đúng kế hoạch.

Trong xây dựng đô thị, biệt thự liền kề, chung cư

Giải pháp khoan mồi thường được sử dụng trong các công trình xây dựng trong khu đô thị, biệt thự liền kề, chung cư. Vì khi xây dựng những công trình này thường sử dụng cọc bê tông trong quá trình đổ móng.

Mặc dù cọc ép có thể mang lại sự ổn định, nhưng nó sẽ gây ra hàng loạt tình huống như sụt lún, nứt và giãn nở của nền nhà bên cạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình lân cận. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên, các đơn vị thi công thường chọn cọc khoan mồi trước khi ép cọc.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp khoan mồi

  • Trước khi ép, tại vị trí tâm cọc thiết kế người ta khoan trước một lỗ có đường kính bằng 1/8 – 1/10 cạnh cọc.
  • Chiều sâu các lỗ khoan được tính toán tùy thuộc vào lớp địa chất bên dưới sao cho cá thể thi công được.
  • Lỗ khoan được giữ bằng dung dịch bentonite nhằm hạn chế sập thành lỗ khoan. Tuy nhiên, đơn vị thi công cũng cần phải tính đến ảnh hường của lớp bentonite bám thành đến sức chịu tải của cọc. Để xác định yếu tố này, các kỹ sư phải làm cọc thử thí nghiệm sức chịu tải, tiến hành đánh giá lại để có biện pháp phù hợp trong việc điều chỉnh chiều dài cọc và số lượng cọc.
  • Không những vậy, chiều sâu của cọc cũng cần được tính toán cẩn thận dựa vào các yếu tố ảnh hưởng như: độ chặt của lớp xen kẹp, cỡ hạt, dung dịch sử dụng, đường kính khoan.
  • Các công đoạn thực hiện khoan dẫn sử dụng bentonite khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và trình chuyên mô cao của các kỹ sư và đơn vị tư vấn thiết kế.
  • Sau khi khoan xong, đơn vị thi công sẽ tiến hành ép cọc.

Các phương pháp khoan mồi thông dụng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khoan mồi, khoan dẫn cọc phù hợp với nhiều địa hình, nền đất khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là:

Khoan phá kết cấu đất

Phương pháp này sử dụng ống ruột gà để khoan lỗ nhưng không thoát đất. Ưu điểm của khoan phá kết cấu đất là tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nhanh. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ trước khi thực hiện, do tính chất không thoái hóa của đất rất dễ xảy ra sụt lún đất, ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

Khoan ruột gà bằng bentonite

Đối với những công trình có quy mô lớn, cần khoan sâu tại chỗ, đất yếu, đất cát, phù sa… thì thường sử dụng phương pháp bentonite. Mặc dù giá thành của khoan ruột gà có bentonite cao hơn so với những phương pháp khác nhưng hiệu quả được tối ưu, bền chắc tuyệt đối và độ sâu được đảm bảo đúng như dự định ban đầu.

Khoan ruột gà không dùng bentonite

Khoan không sử dụng bentonite là phương pháp khoan giúp cọc được neo chặt vào thành hố. Do tính chất là khoan mồi nên phương pháp này có ưu điểm là không làm ảnh hưởng đến công trình xung quanh, thời gian thực hiện nhanh chóng và giá cả phải chăng nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Quy trình thi công khoan mồi

Việc ứng dụng công nghệ khoan mồi, khoan dẫn cọc trong kỹ thuật xây dựng đã khá nhiều, tuy nhiên để hiểu sâu về giải pháp này thì không nhiều người nắm rõ.

Việc thực hiện phương pháp khoan mồi phải tuân theo một trình tự nhất định và trải qua các giai đoạn cụ thể. Sau đây là những quy trình khoan mồi cần thiết khi sử dụng phương pháp này:

Công tác chuẩn bị

Để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ thì khâu chuẩn bị các thao tác, dụng cụ, máy móc là rất quan trọng. Trong quá trình khoan, chúng ta cũng cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:

Khảo sát địa hình thi công

Khảo sát địa hình thực tế giúp đơn vị thi công hiểu được những điểm mạnh và hạn chế của địa chất công trình. Trên cơ sở đó lập phương án thi công hợp lý, loại bỏ các vướng mắc, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Công tác thăm dò địa chất trước khi khoan mồi cũng giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra và dự đoán những phương án xử lý kịp thời.

Xác định vị trí tim mốc

Định vị chính xác vị trí tim cọc theo bản vẽ, đồng thời bố trí các mốc phụ đề, sau đó đánh dấu vị trí cẩn thận, nếu có bị mất thì cũng có thể dễ dàng tìm lại được vị trí tim cọc ban đầu.

Vận chuyển máy móc đến công trình

Lắp ráp máy móc tại địa điểm chỉ định theo bản vẽ thi công. Sắp xếp máy móc hợp lý theo bản vẽ lúc đầu để không mất thời gian di chuyển. Các vật tư cần thiết nên để nơi khô ráo, thoáng mát tránh hư hỏng, oxi hóa…

Xác định vị trí đặt dung dịch bentonite

Lựa chọn vị trí thuận tiện cho việc bơm và thu hồi lại dung dịch bentonite, trước và sau khi kết thúc quá trình thi công

Quá trình thi công khoan mồi

Trước khi hoàn thành công việc chuẩn bị, hãy làm theo các bước dưới đây để thi công cọc theo trình tự:

Tiến hành khoan hố

Ở những vị trí được đánh dấu sẵn, hãy khoan từng đài móng. Trong quá trình khoan cần chú ý tránh để bùn đất làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công.

Đưa dung dịch Bentonite về hố chứa phôi khoan

Trong quá trình đổ bê tông thì dung dịch Bentonite cần phải được đưa về hố chứa dung dịch để không ảnh hưởng đến quá trình thi công

Tiến hành khoan cọc dẫn

  • Đặt máy tại vị trí tim mốc đã được xác định.
  • Phá và hạ ống vách chống sạt lở bằng mũi khoan.
  • Khoan đến độ cao cần phá .
  • Vừa khoan vừa thực hiện đồng thời bơm dung dịch Bentonite.
  • Theo dõi những biến đổi của tình hình địa chất để báo cáo nếu có điều bất thường xảy ra cho chủ đầu tư để đưa ra phương án điều chỉnh.

Một số lưu ý kỹ thuật về giải pháp khoan mồi

  • Tùy theo địa chất tầng bên dưới mà tính toán độ sâu lỗ khoan cho phù hợp.
  • Khoan trước 1 lỗ đường kính 1/8-1/10 mép cọc trong lõi cọc trước khi ép.
  • Tiến hành thử tải cọc để tính toán số lượng và chiều dài cọc cần thiết.
  • Trong quá trình thi công, các thủ tục như khoan, dẫn cọc khá phức tạp đòi hỏi đơn vị thi công, kỹ sư giám sát có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
  • Sau khi quá trình khoan hoàn thành sẽ tiến hành thi công ép cọc.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin về khoan mồi là gì? Các phương pháp khoan mồi phổ biến hiện nay để bạn tham khảo và lựa chọn đơn vị thi công khoan mồi, ép cọc xây nhà uy tín chất lượng cho mình.