Nhà ống là một trong những mẫu nhà phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về các cách bố trí thang máy cho nhà ống đúng chuẩn để bạn có thể tham khảo cho ngôi nhà của mình. Cùng tìm hiểu nhé.
Nét đặc trưng của kiến trúc nhà ống
Nhà ống là hình thức nhà ở phổ biến tại các thành phố lớn hiện nay. Cấu trúc thiết kế nhà ống, nhà phố thường có hình chữ nhật, mặt tiền rộng từ 3-5m, chiều dài trung bình từ 10-20m và thường được xây dựng cao khoảng 2-6 tầng để đáp ứng không gian sinh hoạt. cho cả gia đình. Ở những khu phố, những ngôi nhà ống thường san sát nhau.
Với diện tích nhỏ và nhiều tầng nên việc di chuyển lên các tầng trên gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhiều ngôi nhà ống đã lắp đặt thang máy để đáp ứng nhu cầu di chuyển dễ dàng của các thành viên và tận dụng tối đa diện tích các tầng phía trên. Tuy nhiên, vấn đề là diện tích nhà ống quá nhỏ và có phần hạn chế nên việc lắp đặt thang máy gặp đôi chút khó khăn.
Ngoài ra, một thách thức khác được đặt ra đối với những ngôi nhà ống đã xây dựng xong cần cải tạo lại để lắp đặt thêm thang máy. Đây là vấn đề rất nan giải bởi việc cải tạo có thể ảnh hưởng đến kiến trúc cũng như phong thủy của ngôi nhà. Ngoài ra, còn có những chi phí phát sinh gây tốn kém cho gia chủ.
Tại sao phải lắp đặt thang máy cho nhà ống?
Đối với những ngôi nhà phố, nhà ống có diện tích hẹp, nhiều tầng thì việc lắp đặt thang máy đáp ứng nhu cầu sử dụng là rất cần thiết.
Di chuyển an toàn
Việc di chuyển lên/xuống bằng cầu thang bộ không chỉ tốn thời gian, công sức mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn như té ngã. Việc lắp đặt thang máy rất thuận tiện, vừa giúp di chuyển dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.
Dễ dàng di chuyển
Nếu không có thang máy, việc đi bộ từ tầng 1 lên tầng 4, 5 rất khó khăn và mất nhiều sức. Đặc biệt với người già, trẻ em, người xương khớp đi lại khó khăn. Việc lắp đặt thang máy sẽ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng khi di chuyển từ tầng 1 lên các tầng cao một cách dễ dàng. Từ đó, các tầng trên cũng được sử dụng hiệu quả.
Tăng giá trị ngôi nhà
Một thiết bị hiện đại, nội thất sang trọng như thang máy không chỉ là phương tiện di chuyển giữa các tầng với nhau mà còn là sản phẩm nội thất tạo điểm nhấn giúp ngôi nhà trở nên đẹp hơn gấp nhiều lần. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, nó còn là giá trị sử dụng lâu dài nhưng không lỗi mốt dành cho những gia chủ muốn tối ưu hóa ngân sách lắp đặt thang máy.
Nhà ống bao nhiêu tầng thì có thể lắp thang máy?
Thông thường, việc lắp đặt thang máy cho gia đình được các chủ đầu tư lựa chọn cho các công trình từ 5 tầng trở lên nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển và sử dụng hiệu quả các tầng trên. Hiện nay, nhiều hộ gia đình có nhà cao 3-4 tầng cũng đã lắp đặt thang máy trong nhà để thuận tiện cho việc đi lại của các thành viên và đã mang lại hiệu quả rất lớn. Các chủ đầu tư thường lựa chọn sử dụng thang máy mini có kích thước nhỏ, tải trọng 200-350kg. Loại thang máy này mang đến sự hiệu quả và tiện lợi khi lắp đặt cho nhà ống thấp tầng. Như vậy, các công trình nhà ở từ 3 tầng trở lên mới được bố trí lắp đặt thang máy.
Các cách bố trí thang máy phù hợp cho nhà ống
Với kết cấu nhà ống thì việc bố trí thang máy sao cho phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm tối đa diện tích là mong muốn của nhiều chủ đầu tư. Hiện nay có 2 phương án lắp đặt thang máy cho nhà ống được áp dụng phổ biến đó là bố trí thang máy ở phía trong thang bộ và bên cạnh thang bộ.
Bên cạnh cầu thang bộ
Lắp đặt thang máy cạnh thang bộ là phương án hợp lý, được áp dụng phổ biến trong xây dựng nhà ống, nhà phố có mặt tiền hẹp nhưng chiều sâu tương đối lớn. Thì thang máy và thang bộ được bố trí cạnh nhau ở giữa nhà tạo sự cân đối. Điểm đến của thang máy và cầu thang bộ sẽ nằm giữa 2 phòng.
Điểm đặc trưng của thiết kế này là giếng trời ở giữa cầu thang được giữ nguyên đảm bảo ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông khắp ngôi nhà. Đồng thời tạo cảm giác thoáng đãng cho cả ngôi nhà. Ngoài ra, việc xây dựng thang máy tách biệt với thang bộ còn tạo sự thoáng đãng, rộng rãi, mang tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Đây là cách tạo điểm nhấn cho không gian sống của gia đình Việt.
Tuy nhiên, việc phải dành thêm một khoảng diện tích cho hố thang để lắp đặt thang máy thì không phải công trình nào cũng áp dụng được. Đặc biệt, đối với những người cải tạo, việc thi công theo phương án này là vô cùng khó khăn và khó thực hiện. Lắp đặt thang máy cạnh cầu thang bộ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tốn diện tích hơn. Ngoài ra, nếu ứng dụng xây dựng cầu thang theo phương án này, cầu thang sẽ có độ dốc lớn hơn, việc di chuyển bằng cầu thang sẽ khó khăn hơn.
Trong lòng cầu thang bộ
Với cách bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ, đây được coi là những cách bố trí hợp lý nhất. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những căn nhà dự án được chủ đầu tư bàn giao nhà và chưa xây dựng hố thang máy. Ngoài ra, những cách bố trí này cũng có thể áp dụng cho những ngôi nhà hiện tại không có hố thang nhưng cần lắp đặt thang máy để sử dụng. Việc sử dụng khu vực giếng trời làm thang máy là lựa chọn phù hợp, giúp tiết kiệm diện tích tối đa.
Việc bố trí thang bộ ôm thang máy mang lại nhiều lợi ích như:
- Tiết kiệm diện tích hiệu quả khi có thể tận dụng không gian trống ở giữa cầu thang bộ để lắp đặt thang máy. Không gian mà chúng ta thường bỏ không sử dụng.
- Khi lắp đặt thang máy trong thang bộ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ thiết kế và xây dựng cầu thang bộ với các bậc thấp hơn. Vì tổng chiều dài của thang bộ luôn dài hơn hành trình hoạt động của thang máy.
- Với việc lắp đặt thang máy trong buồng thang bộ, gia chủ có thể không cần làm tay vịn vì thang máy có thể tận dụng khung tay vịn. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm chi phí xây dựng và tiết kiệm thời gian thi công lắp đặt.
Tuy nhiên, khi sử dụng không gian giếng trời làm không gian lắp đặt thang máy, ngôi nhà sẽ không lấy được ánh sáng tự nhiên. Vì vậy sẽ gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu khi ánh sáng và không khí không thể lưu thông vào nhà. Giải pháp là gia chủ có thể lựa chọn lắp đặt thang máy kính gia đình với thiết kế thông thoáng, phản xạ ánh sáng tốt có thể tận dụng khoảng giếng trời để lấy sáng cho ngôi nhà.
Thang máy đối diện thang bộ
Đây là sự kết hợp của 2 phương án trên khi công trình có chiều rộng 4,5m.
Ưu điểm:
- Cầu thang sẽ thoáng hơn rất nhiều và đi lại rất thuận tiện.
- Thường bố trí thêm nhà vệ sinh cạnh thang máy để tạo thành chốt giao thông chung.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với nhà ống có chiều ngang dưới 4,5m tại các thành phố lớn.
Đơn vị thiết kế và thi công thang máy chuyên nghiệp
Bạn có hạng mục cần sự tư vấn chuyên nghiệp từ đơn vị thiết kế thang máy? Bạn tham khảo một số địa chỉ nhưng vẫn chưa hài lòng về giá cả và chất lượng? Bạn đang đau đầu vì không biết đặt niềm tin vào đâu? Công ty TNHH thang máy Family sẽ giúp bạn thoát khỏi sự lo lắng này. Đến với Family, bạn sẽ hoàn toàn bị thuyết phục bởi:
- Thang máy của Family luôn đa dạng về mẫu mã, cập nhật những sản phẩm tiên tiến, công nghệ mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
- Sản phẩm thang máy luôn cam kết là sản phẩm mới hoàn toàn, được bảo hành từ 12 – 24 tháng.
- Tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí cũng như không gian.
- Dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng 24/7.
- Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa luôn được quan tâm và thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 39 ngõ 58A, Hoàng Đạo Thành, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0931 69 66 22
- Email: thangmayfamily.com@gmail.com
- Website: https://thangmayfamily.com/
Hy vọng với những chia sẻ về các cách bố trí thang máy cho nhà ống hiệu quả trên đây, bạn sẽ tìm được cho mình một giải pháp hoàn hảo và hợp lý nhất cho ngôi nhà của mình.