Kính Cường Lực (Tempered glass) Và 6 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Kính cường lực (Còn gọi là kính tempered glass) hiện được ứng dụng rất nhiều trong ngành xây dựng và trang trí nội thất. Bài viết này tôi sẽ chia sẽ tất cả những thông tin liên quan đến kính chịu lực đặc biệt này. Những thông tin này bao gồm: Kính cường lực là gì? Cách phân biệt kính Tempered Glass? Kính Tempered Glass có cắt được không? Tem Chủ yếu nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về kính cường lực.

Kính cường lực
Kính cường lực còn có tên gọi khác là kính Tempered Glass

Kính cường lực là gì?

Kính cường lực là loại kính được tôi trong lò cường lực ở nhiệt độ khoảng 7000C. Sau đó làm nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chịu tải trọng lớn và chống sốc nhiệt. Trước khi trở thành kính chịu lực bền bỉ như hiện nay thì loại kính này cũng như bao loại kính nổi thông thường khác.

Loại kính tempered glass này có khả năng chịu lực gấp 4 – 5 lần so với kính thường. Khi bị vỡ loại kính này cũng vỡ vụn thành từng hạt nhỏ nên sát thương sẽ nhẹ hơn so với kính thường nhiều lần.

Kính bán cường lực là gì?

Kính bán cường lực cũng có quá trình tôi luyện như kính Tempered Glass, nhưng quá trình gia nhiệt và làm nguội theo một phương thức khác. Kính bán cường có khả năng chịu lực cao hơn so với kính thường từ 2 – 3 lần. Kính bán cường lực khi vỡ sẽ nứt theo đường lượn sóng dài từ tâm điểm chấn động đến khung kính. Nhưng được giữ lại không rơi ra mảnh lớn như kính thường và mảnh vụn như kính tempered glass.

Sự khác nhau giữa kính thường, kính bán cường lực, kính cường lực khi vỡ
Sự khác nhau giữa kính thường, kính bán cường lực, kínhTempered Glass khi vỡ

Như ở hình trên bạn có thể thấy như sau:

  • Kính thường khi vỡ không phân hẳn nhiều tấm. Những tấm đã vỡ có thể còn vỡ ra nhiều tấm nhỏ. Những tấm vỡ nhỏ này dễ rơi rớt và gây sát thương cao.
  • Kính bán cường lực khi vỡ, đường nứt chạy thẳng lên hết cạnh kính. Những cạnh kính này nằm trong khung được giữ bởi nẹp hoặc keo. Đó chính là lý do vì sao kính được giữ lại mà không rơi xuống.
  • Kính tempered glass khi vỡ sẽ vỡ vụn thành nhiều hạt nhỏ.

Cách phân biệt kính cường lực

Để phân biệt kính đã được cường lực hay chưa thì có rất nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến và dễ dàng nhận biết là thông qua tem in trên các góc của kính. Trước khi cường lực kính thì nhà sản xuất sẽ in lên của góc tấm kính bằng sơn chịu nhiệt. Quá trình này sẽ làm lớp tem này rất khó bong tróc hay xóa khỏi bề mặt kính ngay cả việc cạo.

Nên để phân biệt đó có phải kính tempered glass hay không thì bạn cứ nhìn vào những góc kính sẽ thấy phần tem này. Tem này thường sẽ là tên của nhà sản xuất hoặc là dòng chữ Temper Glass.

Phân biệt kính cường lực dựa trên phần tem in ở các góc kính
Phân biệt kính cường lực dựa trên phần tem in ở các góc kính (có chữ tempered glass)

Kính Tempered Glass có cắt và khoan được không?

Nếu bạn muốn cắt kính Tempered Glass cho ngắn lại, hay khoan một lỗ trên kính thì chắc chắn sẽ không được. Bởi vì sau khi cường lực, cấu trúc kính có sự thay đổi. Nên khi bạn có những tác động như khoan kính sẽ vỡ vụn hoặc bị nổ. Do đó nếu kính đã cường lực bạn chỉ có thể bỏ chứ không thể cắt hay khoan theo ý muốn. Để khoan được lỗ trên kính, thường sẽ được khoan trước khi cường lực kính.

Kính cường lực có đập vỡ được không?

Tất nhiên là sẽ bị vỡ, kính chịu lực này chỉ chịu 1 ngoại llực cao hơn so với kính thường. Có nghĩa là nếu kính thường bạn tác động một lực vào bề mặt khoảng 20kg thì bị vỡ, nhưng nếu đã cường lực thì phải 80 – 100kg mới bị vỡ.

Độ dày kính tempered glass càng cao sẽ càng khó vỡ, mức độ chịu lực sẽ giảm dần về các góc cạnh. Điểm yếu nhất của kính này nằm ở các cạnh nhất là phần góc kính. Ở đây bạn sẽ không cần dùng lực nhiều như ở bề mặt cũng có thể làm vỡ.

Kính thường và kính cường lực khi vỡ
Kính thường và kính cường lực khi vỡ

Kính cường lực có độ dày bao nhiêu?

Cũng như kính thường, kính Tempered Glass cũng có rất nhiều độ dày khác nhau. Thường có những độ dày như 5mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 19mm… Tùy theo việc ứng dụng kính vào việc gì mà sử dụng độ dày kính phù hợp.

Xem thêm giá các sản phẩm:

Đặt mua kính cường lực ở đâu?

Bạn có thể đặt mua loại kính này tại các cửa hàng kính, các đơn vị thi công kính, các đơn vị thi công cửa, các đơn vị thi công nội thất… Kính tempered glass khi đặt sẽ không có hàng ngay mà phải chờ ít nhất là 1 ngày. Quy trình bán loại kính này như sau: Đơn vị cắt kính > đơn vị cường lực kính > quay về đơn vị cắt kính.

Quy trình sản xuất kính và cường lực kính

Để hiểu rõ hơn về kính bạn có thể xem video dưới đây. Video này sẽ đầy đủ về quá trình sản xuất kính và cường lực kính. Phần cuối của video sẽ có thêm phần test thử về cách vỡ của loại kính này.

* Top 8 nhà máy sản xuất tôi nhiệt & cung cấp phôi kính chất lượng tại Việt Nam

Một số nhà máy cung cấp phôi kính đẹp và chuẩn chất lượng trong nước mà quý khách hàng nên biết. Namwindows cũng lưu ý không nên chọn mua sản phẩm kính Tempered Glass không thương hiệu và giá rẻ ngoài thị trường. Nên mua những nơi uy tín và chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ để tránh thiệt hại về sau cho mình.

1. Nhà máy kính Hồng Phúc

Địa chỉ nhà máy: KCN Phú Nghĩa – Huyện Chương Mỹ – Thành Phố Hà Nội.

2. Nhà máy kính Á Châu

Địa chỉ nhà máy: Ngã 3 Ba La – Quận Hà Đông – Thành Phố Hà Nội.

3. Nhà máy kính nổi Chu Lai – INDEVCO

Địa chỉ nhà máy: KCN Bắc Chu Lai – Tam Hiệp – Núi Thành – Quảng Nam.

4. Nhà máy kính CFG Ninh Bình

Địa chỉ nhà máy: Khu công nghiệp Khánh Cư, xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

5. Nhà máy kính Hải Long

Địa chỉ nhà máy: KCN Hà Bình Phương, TP. Hà Nội.

6. Nhà máy kính nổi Tràng An

Địa chỉ nhà máy: Khánh Phú, Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình.

7. Nhà máy kính Flat Hải Phòng

Địa chỉ nhà máy: L6 CN4.2C, KCN Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng.

8. Nhà máy kính nổi Viglacera Bình Dương

Địa chỉ nhà máy: Khu Sản Xuất Tân Đông Hiệp, Huyện Dĩ An, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin khách hàng cần phải biết khi có ý định đặt mua kính cường lực, kính chịu lực an toàn này. Và Namwindows cũng có một số lưu ý rằng kính tempered glass này vẫn còn có 1 số nhược điểm nhất định. Chúng có thể nổ hoặc bể kính bất kỳ lúc nào nếu thi công không chuẩn xác hoặc do các tác động bên ngoài như (cấn góc, nhiệt độ, chất lượng kính,…)